8 lý do bạn bị từ chối cấp thẻ Apec ngay lập tức
8 Lý do tại sao bạn bị từ chối cấp thẻ Apec (ABTC). Kinh tế quốc tế càng phát triển thì nhu cầu đi lại thường xuyên của các doanh nhân cũng ngày càng cao. Do đó, số lượng doanh nhân yêu cầu cấp thẻ Apec là rất lớn. Thẻ Apec là loại giấy tờ nhằm thay thế thị thực nhập cảnh vào các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình ABTC (không có giá trị thay thế hộ chiếu). Tuy nhiên không phải tất cả doanh nhân có đề nghị tới cơ quan nhà nước về việc cấp thẻ Apec đều được chấp thuận. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:
I. TỔNG QUAN VỀ THẺ APEC
a) Thẻ Apec là gì?
Thẻ ABTC là loại giấy tờ dùng để thay thế thị thực nhập cảnh vào các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình ABTC (không có giá trị thay thế hộ chiếu). Do đó, khi nhập xuất cảnh, người mang thẻ cần xuất trình kèm theo hộ chiếu hợp lệ (còn giá trị và đúng với số hộ chiếu được in trên thẻ). Việt Nam tham gia chương trình này vào tháng 9-2005. Tính đến nay đã có gần 40.000 thẻ ABTC được cấp cho các doanh nhân Việt Nam.
Chương trình Thẻ đi lại doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card - ABTC) được ra đời vào năm 1997 nhằm giúp các doanh nhân trong khối APEC đi lại nhanh và thuận tiện hơn giữa 19 nền kinh tế thành viên bao gồm các nước sau: Úc, Chile, New Zealand, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nga, Singapore, Philippines, Brunei, Papua New Guinea, Peru, Mexico, Việt Nam, riêng hai nền kinh tế còn lại là Mỹ và Canada đang nghiên cứu khả năng tham gia trong tương lai.
b) Lợi ích của thẻ Apec:
Người mang thẻ ABTC khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ nằm trong khối Apec và có tham gia chương trình thẻ Apec thì không cần phải có thị thực (miễn visa), không phải làm thủ tục đăng ký lưu trú, thời gian lưu trú tối đa mỗi lần từ 2 - 3 tháng và được xuất nhập cảnh nhiều lần của các nước và vùng lãnh thổ đó, thời hạn thẻ được kéo dài tới 5 năm và sau khi thẻ hết hạn sẽ được xem xét cấp lại thẻ mới. Ngoài ra, doanh nhân còn được ưu tiên trong làm thủ tục khi xuất nhập cảnh, có lối đi riêng cho doanh nhân và đặc biệt thẻ Apec còn là chứng từ quan trọng để xin visa đến các nước khối châu Âu, Mỹ và các nước phát triển khác.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TỰ MÌNH LÀM THỦ TỤC XIN CẤP THẺ APEC
- Thứ nhất, khó khăn trong xác định doanh nghiệp và cá nhân người xin cấp thẻ Apec có thuộc điều kiện được cấp thẻ hay không. Người xin cấp thẻ thường không biết mình có đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp thẻ hay không, điều kiện cấp thẻ Apec có những gì, người xin cấp thẻ đã đáp ứng những điều kiện gì và chưa đáp ứng được những điều kiện gì, trường hợp có những điều kiện hiện tại chưa đáp ứng được thì có thể khắc phục được không?... Do người xin cấp thẻ không nắm rõ các điều kiện xin cấp thẻ Apec mà dẫn đến khi nộp hồ sơ xin cấp thẻ Apec thường bị cơ quan nhà nước ra văn bản từ chối.
- Thứ hai, khó khăn trong chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi làm thủ tục xin cấp thẻ Apec : Hồ sơ xin cấp thẻ Apec gồm rất nhiều văn bản, giấy tờ kèm theo, tùy vào điều kiện người xin cấp thẻ sẽ chuẩn bị hồ sơ tương ứng. Tuy nhiên, nếu là người chưa bao giờ làm thẻ Apec thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị này. Một số giấy tờ cần thiết như: bản sao hộ chiếu, bản sao ảnh 3x4 của người xin cấp thẻ, văn bản đề nghị cấp thẻ,...
- Thứ ba, khó khăn trong việc xác định cơ quan xử lý hồ sơ xin cấp thẻ Apec. Trong thủ tục xin cấp thẻ Apec thì có rất nhiều cơ quan liên quan như cơ quan bảo hiểm xã hội, cục thuế, sở kế hoạch và đầu tư... Vậy đâu là cơ quan để người xin cấp thẻ Apec nộp hồ sơ ban đầu, người xin cấp thẻ sẽ hoang mang khi có quá nhiều cơ quan liên quan trong việc cấp thẻ Apec mà chính mình lại không biết chính xác, cụ thể cơ quan nào xử lý hồ sơ là phù hợp cả, do đó sẽ dễ gây ra nhầm lẫn như nộp hồ sơ nhầm cho cơ quan không có thẩm quyền giải quyết và dĩ nhiên hồ sơ sẽ bị cơ quan nhà nước trả về. Vậy nên, tùy vào trụ sở của doanh nghiệp thuộc tỉnh thành nào mà nộp hồ sơ cho cơ quan phù hợp.
III. 08 LÝ DO TỪ CHỐI CẤP THẺ APEC THƯỜNG GẶP
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp doanh nhân bị từ chối cấp thẻ vì nhiều lý do khác nhau. Tại bài viết này, sẽ tổng hợp ra 8 lý do từ chối cấp thẻ Apec phổ biến nhất.
Thứ nhất, doanh nghiệp không đủ doanh thu theo quy định. Mỗi tỉnh thành đều có quy định mức doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp yêu cầu cấp thẻ Apec như: Hồ Chí Minh mức doanh thu năm gần kề trên 10 tỷ đồng, Hà Nội mức doanh thu 2 năm liền kề đều trên 10 tỷ đồng, Đà Nẵng trên 3 tỷ đồng, Bình Dương trên 5 tỷ đồng…
Thứ hai, doanh nghiệp không xuất trình được hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp thành viên khối Apec hoặc thời gian kết thúc hợp đồng ngoại thương đến thời điểm xin nộp hồ sơ cấp thẻ Apec quá hạn. Với thành phố Hồ Chí Minh khoảng thời gian thời gian kết thúc hợp đồng ngoại thương đến thời điểm xin nộp hồ sơ cấp thẻ Apec là không quá 12 tháng, trong khi đó tại Hà Nội khoảng thời gian này lại là không quá 24 tháng…
Thứ ba, doanh nghiệp vi phạm pháp luật cụ thể, doanh nghiệp có nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ hải quan… và các loại nghĩa vụ khác mà chưa hoàn thành.
Thứ tư, người xin cấp thẻ không đáp ứng chức danh theo quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật tại Quyết định số: 54/2015/QĐ-Ttg về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân Apec thì doanh nhân xin cấp thẻ Apec phải đáp ứng các chức danh theo quy định sau: Chủ tịch công ty, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp …
Thứ năm, người xin cấp thẻ không chứng minh được nhu cầu đi lại thường xuyên của mình đến các nước thành viên Apec. Được hiểu là người xin cấp thẻ Apec không có đi lại làm ăn thường xuyên với các nước.
Thứ sáu, người xin cấp thẻ không có quốc tịch Việt Nam. Theo quy định pháp luật thì người xin cấp thẻ Apec phải có quốc tịch Việt Nam.
Thứ bảy, người xin cấp thẻ có vi phạm pháp luật, đang bị truy nã, hoặc đang trong trình trạng truy cứu tố tụng, kiện tụng dân sự và hình sự
Thứ tám: Những doanh nhân có trong hồ sơ không nằm trong Ban quản trị doanh nghiệp đang đứng pháp nhân xin cấp thẻ Apec.
IV. CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ TỪ CHỐI CẤP THẺ APEC
Đầu tiên, người xin cấp thẻ nên tìm hiểu nguyên nhân, lý do mình bị từ chối cấp thẻ từ phía cơ quan nhà nước.
Khi hồ sơ xin cấp thẻ Apec không hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ ra văn bản nêu rõ lý do mà hồ sơ xin cấp thẻ bị từ chối. Dựa trên lý do mà văn bản cơ quan nhà nước đưa ra, ta có thể biết được hồ sơ bị từ chối vì đã không đảm bảo điểu kiện gì, từ đó khắc phục để tiếp tục tiến hành hồ sơ. Do đó, việc kiểm tra các điều kiện trước khi tiến hành hồ sơ xin cấp thẻ Apec, đồng thời theo dõi hồ sơ xin cấp thẻ là việc cực kỳ quan trọng khi tiến hành thủ tục này.
Thứ hai, xác định lý do mình bị từ chối có thuộc trường hợp khắc phục được hay không?
Có rất nhiều lý do mà cơ quan nhà nước đưa ra để từ chối một bộ hồ sơ xin cấp thẻ Apec. Thường các lý do bị từ chối có thể kể ra như sau:
- Doanh nghiệp không đủ doanh thu theo quy định;
- Doanh nghiệp không xuất trình được hợp đồng ngoại thương, không chứng minh được mình có hoạt động làm ăn, mua bán với các doanh nghiệp thành viên khối Apec;
- Doanh nghiệp xuất trình được hợp đồng ngoại thương nhưng hợp đồng không hợp lệ (về đối tác, thời hạn, chứng từ…);
- Doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không thực hiện đầy đủ hoặc trốn tránh nghĩa vụ pháp luật của mình;
- Người xin cấp thẻ không đáp ứng chức danh theo quy định hoặc không chứng minh được đang làm việc tại Doanh nghiệp...
Dựa trên các lý do mà phía cơ quan nhà nước đưa ra, ta có thể căn cứ vào đó để thấy lý do đó có thể khắc phục được không. Do đó, khi nhận được lý do từ chối từ cơ quan nhà nước, ta phải xem xét xem lý do đó có thể khắc phục được hay không, nếu được thì khắc phục ngay còn không khắc phục được thì đợi đủ điều kiện rồi hoàn thiện hồ sơ sau.
Bước 3: Nộp lại hồ sơ xin cấp thẻ Apec khi đủ điều kiện.
Sau khi đã khắc phục được lý do bị từ chối cấp thẻ, người xin cấp thẻ cần nộp lại hồ sơ hoặc các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đảm bảo các điều kiện cấp thẻ cho cơ quan nhà nước, đồng thời theo dõi tình hình hồ sơđến khi nhận được thông báo cho phép sử dụng thẻ Apec từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố. Bước tiếp theo, doanh nghiệp vẫn nộp hồ sơ tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.
Làm sao để hồ sơ xin cấp thẻ của mình được cơ quan nhà nước chấp thuận, không bị rơi vào 7 lý do hồ sơ bị cơ quan nhà nước từ chối, bạn hãy liên hệ với dịch vụ làm thẻ Apec của VIETGREEN APEC.
V. DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI
Chúng tôi cam kết sẽ làm việc hiệu quả và đem lại chất lượng tốt nhất cũng như sự hài lòng từ quý khách hàng. Để hỗ trợ dịch vụ của VIETGREEN APEC được kịp thời và chính xác, khách hàng chỉ cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài thuộc khối Apec (cùng với L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán không quá 12 tháng tính đến thời điểm xin xét cho phép sử dụng thẻ ABTC) kèm bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu. Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
- Bản sao hộ chiếu (còn thời hạn tối thiểu từ 03 - 05 năm);
- Bản sao quyết định bổ nhiệm chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với Doanh nhân là Chủ Doanh nghiệp, thành viên Công ty) ; Hợp đồng lao động và Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Bản sao Biên bản họp bầu hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc Biên bản họp bầu hội đồng quản trị (đối với công ty CP);
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Đến với đội ngũ Luật sư, Luật gia, Chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và luôn nắm chắc quy định của pháp luật của VIETGREEN APEC, yêu cầu của quý khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ xin cấp thẻ Apec của VIETGREEN APEC.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của VIETGREEN APEC vui lòng liên hệ hotline 0837.333.335 để được tư vấn cụ thể.
LàmthẻApec.com là công ty nào? Viet Green Apec có mối quan hệ gì với Viet Green Group & Du Lịch Xanh? Hãy tìm hiểu chúng tôi bằng cách truy cập vào trang website www.lamtheapec.com hoặc gọi tổng đài tư vấn 24/7 số 0837333335 hoặc gửi email đến vietgreenapec@gmail.com / vip@dulichxanh.com.vn để ngay lập tức Quý doanh nhân sẽ nhận được dịch vụ tư vấn làm thẻ Apec chuyên nghiệp, nhanh chóng nhất Việt Nam hiện nay.
KHUYẾN CÁO QUAN TRỌNG
VIET GREEN APEC LÀ AI? | TẠI SAO CHỌN VIETGREENAPEC? | QUY TRÌNH APEC BẢNG GIÁ LÀM APEC | CAM KẾT HOÀN PHÍ | KINH NGHIỆM THẺ APEC | FACEBOOK VIETGREENAPEC
1/ VIET GREEN APEC – DU LỊCH XANH CHỈ THU TIỀN DỊCH VỤ TƯ VẤN VISA TOÀN CẦU BẰNG TIỀN MẶT CÓ PHIẾU THU VÀ CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM ĐỐC hoặc ƯU TIÊN CHUYỂN KHOẢN vào:
- CHỦ TÀI KHOẢN: LÊ TIẾN DŨNG
- SỐ TÀI KHOẢN DUY NHẤT: 0021000033333
- TẠI VIETCOMBANK, CHI NHÁNH HÀ NỘI
HOẶC
CTK: LÊ TIẾN DŨNG STK: 002 10000 33333 NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CN HÀ NỘI |
CTK: LÊ TIẾN DŨNG STK: 333 33333 33333 NGÂN HÀNG VPBANK CN TRẦN HƯNG ĐẠO, HÀ NỘI |
CTK: LÊ TIẾN DŨNG STK: 1201 000 38 33333 NGÂN HÀNG BIDV CN SỞ GIAO DICH I HÀ NỘI |
CTK: LÊ TIẾN DŨNG STK:0670000 3333333 SEABANK CN SỞ GIAO DICH HÀ NỘI |
CTK: LÊ TIẾN DŨNG STK: 6333 333 3336 TP BANK CN HỘI SỞ Hà Nội |
2/ TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRẢ TIỀN MẶT HOẶC KHÔNG CHUYỂN KHOẢN CHO BẤT KỲ NHÂN VIÊN / NGƯỜI NÀO HẾT TRONG/NGOÀI CÔNG TY CHÚNG TÔI khi chưa có ỦY QUYỀN từ Tổng giám đốc Viet Green Visa. NẾU NGƯỢC LẠI, CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG, KẾT QUẢ DỊCH VỤ VISA CŨNG NHƯ TIỀN BẠC CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
3/ CHÚNG TÔI CAM KẾT HOÀN 100% TIỀN DỊCH VỤ, KHÔNG BAO GỒM PHÍ ĐẠI SỨ QUÁN, DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG. QUYỀN LỢI NÀY CHỈ ÁP DỤNG KHI QUÝ KHÁCH THỰC HIỆN ĐÚNG Ở ĐIỀU KHUYẾN CÁO SỐ 1
4/ Viet Green Visa làm việc theo ĐÚNG CHUẨN QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN DỊCH VỤ VISA đi nước ngoài cho Quý khách một cách chuyên nghiệp - minh bạch - uy tín