Các câu hỏi về du học Đức.
1. Học tiếng Đức có khó không và cần phải học thế nào trong thời gian bao lâu để có thể đủ điều kiện đi du học Đức?
Tiếng Đức và tiếng Anh có cùng một gốc ngôn ngữ German vì vậy nếu các bạn học sinh và sinh viên đã học tiếng Anh rồi thì học tiếng Đức không hề khó. Điều quan trọng là các bạn phải tìm đúng những địa điểm dạy học và những khóa học phù hợp với mục đích học tiếng Đức của bạn: Ví dụ: nếu mục đích bạn sang Đức để làm việc (không phải là những công việc đòi hỏi trình độ cao) hoặc đi đoàn tụ gia đình thì bạn nên chọn những khóa học thiên về giao tiếp. Còn nếu bạn muốn sang Đức du học thì bạn phải chọn những khóa học dạy đủ bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Nếu các bạn học một cách tích cực và chọn đúng nơi cung cấp những khóa học chất lượng cao thì trong vòng 6 tháng đến 9 tháng các bạn có đủ điều kiện để đi du học Đức.
Khoa tiếng Đức – trường Đại học Hà Nội ở Km 9 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội là nơi đã có kinh nghiệm trên 30 năm tổ chức các khóa học tiếng Đức đạt trình độ cao cho lưu học sinh Việt Nam tại Đức.
2. Để đi du học Đức có dễ dàng hay không?
Hoàn toàn không khó. Thậm chí trong trường hợp tài chính của gia đình bạn không dư dả vẫn có thể thu xếp cho bạn sang du học tại Đức vì ở Đức đại đa số các trường không thu học phí. Quan trọng nhất là bạn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tiếng Đức tối thiểu 400 tiết, trung bình 600 tiết và một trong các điều kiện sau:
+ Có giấy gọi vào một trường đại học với tổng điểm thi đại học 3 môn từ 15 điểm trở lên và không có môn nào dưới 4.
+ Đang là sinh viên của một trường Đại học.
+ Đã tốt nghiệp cao đẳng
3. Những ngành nào hấp dẫn nhất tại Đức mà sinh viên thế giới và Việt Nam đang theo học?
Trong tổng số 368.000 sinh viên nhập học học kỳ mùa đông 2009/2010 tại Đức, dưới đây là số lượng sinh viên theo học những ngành học được ưa chuộng nhất:
1. Kinh tế doanh nghiệp: 32.285
2. Chế tạo máy: 19.702
3. Kinh tế: 13.136
4. Khoa học pháp lý: 12.846
5. Ngôn ngữ học/Đức học: 12.792
4. Sang Đức tôi sẽ sống và sinh hoạt trong môi trường thế nào?
Tất cả các trường Đại học ở Đức đều có các khu ký túc xá dành riêng cho sinh viên. Sinh viên Đức cũng như sinh viên nước ngoài được sống trong một môi trường đầy đủ tiện nghi và bình đẳng như nhau. Trong ký túc xá các bạn có thể chọn ở phòng riêng hoặc trong cùng một căn hộ với các bạn sinh viên khác. Tại các khu ký túc xá đều có các phòng tiếp khách, câu lạc bộ, các khu vui chơi giải trí, sân chơi thể thao, cửa hàng mua sắm, vv...
Nhà trường có Ban quản lý các ký túc xá sinh viên luôn sẵn sàng và nhiệt tình giúp đỡ để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt của sinh viên.
Ở trong ký túc xá các bạn sinh viên Việt Nam có cơ hội giao lưu và tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán với các bạn sinh viên nước ngoài khác.
Ngoài giờ lên lớp ở các phòng học được trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy hiện đại nhất, thời gian còn lại các bạn có thể học tập tại nhà hoặc học trong các thư viện của nhà trường. Tại các thư viện đều có hệ thống máy tính hiện đại kết nối mạng Internet giúp các bạn sinh viên có thể tra cứu tài liệu học tập và liên lạc với người thân một cách dễ dàng.
5.Tôi có con muốn sang Đức học tập nhưng tôi sợ cháu xa nhà dễ bị cám dỗ hư hỏng. Vậy môi trường học tập bên Đức có đảm bảo cho con tôi ngoan ngoãn và học tập tốt không?
Tất nhiên khi các bạn sinh viên đã xác định đi Du học, có nghĩa các bạn phải xác định cho mình một tinh thần học tập chăm chỉ và một ý chí học tập tốt. Lúc đó, bên cạnh việc trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ cần thiết để thi vào các trường Đại học, các bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng sống tự lập và hòa nhập cuộc sống du học một cách tốt nhất. Tại các trường có sinh viên Việt Nam theo học đều có các tổ chức Hội sinh viên Việt Nam. Đây là các tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng cao để giúp đỡ tất cả các bạn sinh viên Việt Nam khi gặp khó khăn cũng như là nơi giao lưu gặp gỡ, chia sẻ các kinh nghiệm sống, tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí.....
Khi các bạn đã xác định cho mình một mục tiêu học tập tốt và hòa mình vào cuộc sống du học đó, các bạn sẽ thấy mình có đầy hưng phấn để học tập theo các chương trình của nhà trường. Ngoài ra xã hội Đức khuyến khích các bạn sinh viên đi làm thêm. Đây là cơ hội để các bạn trau dồi ngoại ngữ, hoàn thiện khả năng giao tiếp và tìm hiểu các phong tục tập quán của người Đức. Trong một bầu không khí ai ai cũng chăm lo cho việc học tập và lo kiếm thêm tiền giúp đỡ bố mẹ, bạn sẽ không có thời gian và cơ hội để có thể làm những việc tiêu cực khác.
6. Tôi thấy rằng đi học bên nước ngoài nhỡ bị ốm đau thì chi phí rất đắt đỏ. Vậy hệ thống y tế và bảo hiểm xã hội tại Đức như thế nào nếu như con tôi chẳng may bị ốm?
Đúng vậy. Chi phí y tế ở Đức rất đắt đỏ. Bạn chỉ cần đến phòng khám đăng ký tên để khám thôi bạn đã phải trả 50 Euro rồi. Nhưng đối với sinh viên nước ngoài, khi sang Đức du học các bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế (từ 30 đến 65 Euro/tháng). Khi đã có bảo hiểm y tế thì toàn bộ các chi phí khám và chữa bệnh của các bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả hoàn toàn, trừ một số những dịch vụ đặc biệt (như chỉnh, sửa răng) thì bảo hiểm sẽ trả một phần.
Nước Đức có một mạng lưới các hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm hưu trí, y tế, chăm sóc sức khỏe và thất nghiệp) rất phát triển. Ngân sách nhà nước cấp cho các khoản chi xã hội lên đến 26,7% (trong khi đó tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 15,9%).
Các bạn sinh viên khhi đã mua bảo hiểm thì hoàn toàn yên tâm về việc nếu không may có xảy ốm đau hoặc tai nạn bất thường thì các bạn không phải mất thếm chi phí về khám chữa bệnh tại Đức. Hệ thống bệnh viện tại Đức là hệ thống đứng đầu thế giới về hiện đại và chuyên nghiệp chính vì vậy nhiều người trên thế giới đến Đức vừa chữa bệnh vừa du lịch. Vì vậy các bạn sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm khi học tập tại Đức.
7. Tại Đức có bao nhiêu sinh viên nước ngoài học tập và làm việc? Liệu tôi đi học có được sự giúp đỡ của những tổ chức người Việt nào khi gặp khó khăn? Và những tổ chức đó có đủ mạnh và tốt để tôi dựa vào khi đang học tập bên Đức?
Theo học trong học kỳ mùa đông 2008/2009 tại các trường Đại học Đức có 240.000 sinh viên nước ngoài, trong đó khoảng 5.000 sinh viên Việt Nam. Tại các trường đều có tổ chức Hội sinh viên Việt Nam. Khi ở nước ngoài các bạn sinh viên Việt Nam luôn có tinh thần tương thân tương ái rất cao. Các bạn mới sang Đức luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình và chia sẻ thông tin của các bạn đi trước. Tại thủ đô Berlin có Đại Sứ quán Việt nam và ở thành phố Frankfurt am Main có Tổng lãnh sự quán của Việt Nam. Đây là hai cơ quan Ngoại giao cao nhất của Việt Nam tại Đức, luôn sẵn sàng can thiệp và giúp đỡ các bạn khi cần thiết.
8. Sinh viên sang Đức học tập có thể đi làm thêm hay không? Và những nghề mà sinh viên thường hay làm thêm là gi? Thu nhập là bao nhiêu?
Nhà nước Đức cho phép sinh viên đi làm thêm 90 ngày/năm x 8h/ngày = 720 h trong một năm. Các bạn có thể đi làm vào cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ lễ, tết, nghỉ hè, nghỉ đông. Khi mới sang Đức, với các bạn chưa khá tiếng Đức có thể làm những công việc đơn giản như phục vụ trong các nhà hàng Việt Nam, Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản, tại các quán ăn nhanh như KFC, Mc.Donalds, King Hamburger, dọn nhà, trông trẻ, bán hàng trong các tiệm tạp hóa, siêu thị, vv.. Sau vài năm khi tiếng Đức khá rồi các bạn có thể làm những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn như phiên dịch, trợ giúp các dự án, trông coi thư viện, gia sư, trợ giảng, chăm sóc trang Web, đánh máy, xử lý thông tin, vv....Tùy theo từng loại công việc các bạn có thể được trả từ 6 Euro đến 12 Euro một giờ. Nếu các bạn làm việc chăm chỉ các bạn đã có thể tự trang trải chi phí cuộc sống mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.
9. Chi phí trung bình hàng tháng của tôi bên Đức là bao nhiêu?
Nhà nước Đức quy định mức sống cho một sinh viên là 638 Euro/tháng. Nhưng các bạn sinh viên Việt Nam thường chỉ cần khoảng 450 đến 550 Euro là đủ. Trong đó bao gồm cả tiền thuê nhà, chi phí cho bảo hiểm y tế, đi lại và ăn uống, điện thoạ