H.E. Mr. Pham Binh Minh, Deputy Prime Minister, at the Symposium on Priorities for APEC Viet Nam 2017

Keynote Address by H.E. Mr. Pham Binh Minh, Deputy Prime Minister, at the Symposium on Priorities for APEC Viet Nam 2017

KEYNOTE ADDRESS
BY H.E. PHAM BINH MINH
DEPUTY PRIME MINISTER, MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS OF VIETNAM
AT SYMPOSIUM ON PRIORITIES FOR APEC 2017

(Ha Noi, Viet Nam, 8th December 2016)

   

 

Distinguished participants,

Ladies and gentlemen,

It is my great pleasure to welcome you all to Ha Noi and to join us at this Symposium on the priorities for APEC 2017. It was right here in this
National Convention Center - 10 years ago - Viet Nam hosted the APEC Economic Leaders’ Week in November 2006.

I am delighted to see many familiar faces from member economies, the business community and international institutions. I wish to thank you all for your ongoing support and cooperation.

Let me take this opportunity to once again congratulate colleagues from Peru on the outstanding success of APEC 2016. This could not have been possible without your tireless efforts and able guidance.

Viet Nam is honored to be the host of APEC next year. After three decades of renovation, our country today is in a better position to make more meaningful contributions to APEC and to bring tangible benefits to businesses and people across the region. Our enhanced economic partnerships and a wide FTA network with almost all member economies are a vivid reflection of Viet Nam’s strong commitment to APEC and the Asia - Pacific region as a whole.

A CHANGING WORLD AND A TRANSFORMING APEC 

Distinguished participants

Ten years after Viet Nam hosted APEC for the first time, the world we live in today is in a state of constant change. Many regions are experiencing complex shifts.

New technologies of the Fourth Industrial Revolution are changing the way we live, connect and interract with each other. Uncertainties and challenges have increased and become multi-dimensional since the global financial crisis. Their impacts turn out to be far-reaching. No region and no economy can be immuned.

This year, the global economy and trade have experienced the slowest growth since the global financial crisis in 2009. The growth rates are expected to edge down to 2.2% and 1.7%, respectively.

Economic growth of APEC and beyond is strongly hit by weakening commodity prices, global trade and the tightening of monetary and fiscal policies. There are deep concerns over the rise of protectionism. The fruits of globalization are not distributed fairly among regions, economies and communities. The risks that can arise from the advancement of new technologies are increasing, and may widen the development disparity among economies.

Geopolitical conflicts, terrorism, trans-national crimes, cyber security, inequality, poverty, hunger, epidemics and never-ever-seen climate change are impeding economic growth and sustainable and inclusive development.

In an increasingly interconnected world, there are emerging challenges to APEC’s efforts to achieve the Bogor Goals by 2020, quality growth and regional integration. Efforts to reform APEC are not keeping pace with expectations.

Given the proliferation of emerging regional arrangements, APEC is called upon to further transform itself to reassert its relevance and better serve as the premium regional economic forum. Our cooperation and integration need to be broader in scope and deeper in substance.

NEW DYNAMISM FOR A RESPONSIBLE APEC

Distinguished participants,

Taking stock of its 27-year development, APEC has shown its vitality and strength in times of hardship. At the height of the regional financial crisis in 1997 - 1998 and the global financial crisis in 2008 - 2009, APEC member economies stood together and managed to move forward.

Since then, APEC has become more adaptive. We have been working hard for structural reform, quality growth, connectivity, global value chains, liberalization of trade, investment and services, human development, and capacity-building. And we remain strongly committed to supporting the multilateral trading system.

Today, APEC must assume the responsibility to address the pressing issues of our time through forward-looking cooperation. The opportunity to galvanize APEC cooperation that benefits all has never been greater. I hope that what we can achieve in 2017 will provide fresh impetus for APEC cooperation and leadership.

At this Symposium, I expect that we can solicit new ideas to set forth priorities for next year under the overarching theme of “Creating New Dynamism, Fostering A Shared Future”. Your insights and recommendations are of crucial importance.

We have to build upon the deliverables we achieved in Peru and in previous years, to accelerate our efforts, particularly in fulfilling APEC strategies on quality growth, connectivity, structural reform, services competitiveness, and global supply chains. We expect APEC 2017 to be another step forward in this long series, with a focus on areas that benefit our people and businesses.

Let me share with you some of my thoughts on our way forward.

First, it is imperative to promote sustainable, innovative and inclusive growth. Structural reform should be high on APEC’s agenda. This is essential to boosting productivity, promoting innovative growth and narrowing the development gap. We need to strengthen inclusive and resilient communities, where the people and businesses are placed in the center. Efforts must be made to improve resilience to economic volatilities and financial shocks, as well as disasters and epidemics.  

Second, we must work to foster far-reaching regional integration and connectivity. Revitalizing trade and investment are key to regional economic growth and the achievement of the Bogor Goals by 2020. We should strengthen APEC’s work on next-generation trade and investment issues in such a way that all people can benefit from their positive effects. More importantly, we must seize the opportunities of the existing and ongoing regional arrangements such as the ASEAN Community, TPP, RCEP and FTAAP… to serve our objectives. I believe in the importance of quality infrastructure through innovative financing and public-private partnerships in bolstering regional and sub-regional connectivity.

Third, on the threshold of the digital age, we need to strongly facilitate MSMEs by supporting them to enhance their competiveness, innovation and participation in global value chains. Accounting for over 97 per cent of all our enterprises, MSMEs are an important engine of growth and a major employment generator. We should take bolder actions on the Ease of Doing Business initiative, including for start-ups and women-led businesses. As the Asia - Pacific has the world’s largest and fastest-growing internet user base, there is significant potential for cooperation on digital infrastruture and SMEs internationalization.

And fourth, given the unprecedented impacts of climate change, stronger focus should be on enhancing food security and sustainable agriculture. In this connection, I am of the view that APEC should find ways to facilitate the transfer and application of technologies to increase agricultural productivity, quality and sustainability. We also need to strengthen sustainable management of natural resources, upskilling farmers and give them better access to finance and markets. Of equal importance is to enhance trade and investment in agriculture, and to promote innovative and inclusive rural development.

In a globalized world of profound changes, APEC needs to assume greater responsibility as an incubator and driver for economic growth and integration. We must enhance our global leadership in coordinating multi-layered FTAs and RTAs, supporting an open, transparent and inclusive multilateral trading system, and in implementing the 2030 Agenda for Sustainable Development and the Paris Agreement on Climate Change.

It is time for us to shape APEC’s post-2020 vision for an “Asia - Pacific Partnership for Sustainable and Inclusive Development in the 21st Century” - a genuine partnership for peace, stability, cooperation and prosperity in the region and beyond.

I thank you.

 

Toàn văn phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch UBQG APEC 2017, tại Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017

Kính thưa quý vị đại biểu,

Thưa quý bà, quý ông,

Tôi vui mừng chào đón toàn thể quý vị đến Hà Nội tham dự Hội thảo về các ưu tiên của năm APEC Việt Nam 2017. Chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia này cách đây 10 năm, Việt Nam đã tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2006.

Tôi đặc biệt vui mừng được gặp lại nhiều gương mặt quen thuộc đến từ các
nền kinh tế thành viên, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các tổ chức quốc
tế. Cảm ơn các bạn đã luôn hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong
thời gian vừa qua. Nhân dịp này, tôi nhiệt liệt chúc mừng Peru đã tổ chức hết
sức thành công năm APEC 2016, nhờ những nỗ lực to lớn của các bạn.

Việt Nam vinh dự là nền kinh tế chủ nhà Năm APEC 2017. Với thế và lực sau
ba mươi năm đổi mới, đây là lúc Việt Nam có thể đóng góp thiết thực hơn nữa cho APEC, mang lại những lợi ích thực chất cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và xây dựng nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế thành viên là minh chứng sinh động cho cam kết của Việt Nam đối với APEC cũng như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

MỘT THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI VÀ MỘT APEC ĐANG CHUYỂN MÌNH

Thưa quý vị,

Mười năm sau khi Việt Nam lần đầu tiên đăng cai APEC, thế giới đang biến chuyển không ngừng. Tình hình tại nhiều khu vực diễn biến phức tạp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thay đổi sâu sắc cuộc sống cũng như cách thức chúng ta kết nối và giao lưu.

Các nền kinh tế, các khu vực đều đang phải đối mặt với những thách thức đan xen, đa chiều, nhất là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2016 giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng năm 2008-2009, chỉ lần lượt đạt 2,2% và 1,7%.

Giá nguyên liệu giảm, thương mại toàn cầu và chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt đã tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế khu vực APEC và toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng gây quan ngại sâu sắc. Những thành quả của tiến trình toàn cầu hóa không được phân bổ đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Những tiến bộ về công nghệ có thể làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế.

Cạnh tranh địa chính trị, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, bất bình đẳng, nghèo đói, dịch bệnh và biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển bền vững và bao trùm.

Trong một thế giới ngày càng gắn kết, APEC đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong việc thực hiện các Mục tiêu Bogor, bảo đảm tăng trưởng chất lượng và liên kết khu vực. Những nỗ lực cải cách APEC chưa được như mong đợi.

Trước sự hình thành của ngày càng nhiều các cơ chế liên kết khu vực, APEC cần tự đổi mới để khẳng định vai trò là diễn đàn kinh tế hàng đầu ở khu vực. Những hoạt động hợp tác và liên kết của APEC cần được mở rộng và thực chất hơn.

ĐỘNG LỰC MỚI CHO MỘT APEC CÓ TRÁCH NHIỆM

Thưa quý vị,

Trong 27 năm hình thành và phát triển, APEC đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của mình, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Vào đỉnh điểm các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 và toàn cầu năm 2008-2009, các nền kinh tế thành viên APEC đã hợp tác, sát cánh cùng vượt qua khó khăn.

APEC đã thích ứng tốt hơn với tình hình mới. Chúng ta đã nỗ lực cải cách cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, kết nối, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ, phát triển nhân lực và tăng cường năng lực. Chúng ta cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với hệ thống thương mại đa phương.

Tôi cho rằng APEC cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay thông qua đẩy mạnh hợp tác với tầm nhìn dài hạn. Chúng ta đang đứng trước vận hội mới để tăng cường hợp tác APEC nhằm mang lại lợi ích cho mọi nền kinh tế, các doanh nghiệp và người dân. Tôi hi vọng những kết quả đạt được trong năm 2017 sẽ tạo động lực mới để APEC tiếp tục đi đầu trong thời gian tới.

Do vậy, tại Hội thảo này, chúng ta cần tập trung thảo luận để xác định những ưu tiên cho APEC trong năm sau, dưới chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Những ý kiến và khuyến nghị của quý vị sẽ là những đóng góp hết sức quan trọng.

Chúng ta cần phát huy những kết quả đạt được tại Peru và trong những năm trước để tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chung, nhất là thực hiện các chiến lược của APEC về tăng trưởng chất lượng, kết nối và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ. Năm APEC 2017 cần tiếp nối những nỗ lực dài hạn này, trong đó tập trung vào những lĩnh vực mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Tôi xin chia sẻ với quý vị một số suy nghĩ về định hướng hợp tác APEC thời gian tới như sau:

Trước hết, chúng ta cần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Cải cách cơ cấu cần là ưu tiên của APEC nhằm thúc đẩy tăng năng suất, tăng trưởng sáng tạo và thu hẹp khoảng cách phát triển. Chúng ta cần xây dựng các cộng đồng vững mạnh và bao trùm, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Cần tăng cường khả năng thích ứng trước những biến động và cú sốc về kinh tế, tài chính, cũng như trước thiên tai và dịch bệnh.

Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh kết nối và hội nhập khu vực sâu rộng. Làm sống động hợp tác thương mại và đầu tư là nhân tố thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và hoàn thành các Mục tiêu Bogor vào năm 2020. APEC cần tăng cường hợp tác trên các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới để bảo đảm mọi người dân đều có thể hưởng lợi. Đặc biệt, chúng ta cần tận dụng cơ hội do những cơ chế hiện có và đang hình thành ở khu vực mang lại, trong đó có Cộng đồng ASEAN, TPP, RCEP và FTAAP. Và để tăng cường kết nối khu vực và tiểu khu vực, chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng có chất lượng, tận dụng các cơ chế tài chính sáng tạo và quan hệ đối tác công – tư.

Thứ ba, bước vào kỷ nguyên số, APEC cần hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đại diện hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong khu vực, MSMEs là động lực quan trọng cho tăng trưởng và tạo việc làm. APEC cần hành động mạnh mẽ hơn để thực hiện sáng kiến Thuận lợi hóa kinh doanh, kể cả cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Là khu vực có số lượng người sử dụng internet lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng hợp tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật số và quốc tế hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Và thứ tư, trước những tác động chưa từng có của biến đổi khí hậu, chúng ta cần tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. APEC cần thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng và tính bền vững của nông nghiệp. Chúng ta cũng cần tăng cường quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, đào tạo kỹ năng cho nông dân và hỗ trợ họ tiếp cận vốn và thị trường. Đặc biệt, APEC cần thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông thôn sáng tạo và bao trùm.

Trong một thế giới đầy biến động, APEC cần tăng cường vai trò là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập. Chúng ta cần tiếp tục khẳng định vai trò tầm toàn cầu trong điều phối các liên kết kinh tế khu vực đa tầng nấc, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch và bao trùm, và thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 về Phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.

Đây là thời điểm chúng ta cần cùng nhau xây dựng tầm nhìn cho APEC sau năm 2020, vì một “Quan hệ đối tác Châu Á – Thái Bình Dương vì Phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21” – một quan hệ đối tác thiết thực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn.

BOOKING HOTEL & TOUR FOR APEC IN DA NANG, HA LONG, NHA TRANG IN 2017

CONTACT ZALO/VIBER/MOBILE: +84989313339 / INFO@VIETGREENTRAVEL.COM

BACK TO TOP