Dự án “Trợ giúp Hồi hương tự nguyện và Tái hòa nhập dành cho các Quốc gia thành viên Tiến trình Ba-li”

Trợ giúp Hồi hương tự nguyện và Tái hòa nhập dành cho các Quốc gia thành viên Tiến trình Bali” (Assistance for Voluntary Return and Reintegration - AVRR) là dự án của Văn phòng Trợ giúp khu vực (Regional Support Office - RSO) thuộc các Quốc gia thành viên Tiến trình Ba-li về phòng, chống di cư trái phép, buôn bán người và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan (Tiến trình Ba-li). Dự án thử nghiệm 1 năm này do Chính phủ Úc tài trợ và sẽ được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thực hiện từ tháng Bảy 2012 đến tháng Sáu 2013 dưới sự bảo trợ của Văn phòng Trợ giúp Khu vực tại Băng Cốc. Dự án sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của các Quốc gia thành viên Tiến trình Ba-li và sự cộng tác của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Dự án sẽ bổ sung cho những nỗ lực hiện có của các thành viên Tiến trình Ba-li nhằm giảm di cư trái phép trong khu vưc.

Tiến trình Ba-li về chống Đưa người di cư trái phép, Buôn bán người và Tội phạm xuyên quốc gia liên quan:

Tiến trình Ba-li về chống Đưa người di cư trái phép, Buôn bán người và Tội phạm xuyên quốc gia liên quan là một sáng kiến đa phương được khởi động vào năm 2002 nhằm đấu tranh với đưa người trái phép, buôn bán người và tội phạm xuyên quốc gia tại Trung Đông, châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Tiến trình Ba-li dựa vào các hợp tác song phương hiện có, và thành công nhờ sự tham gia tích cực của các Bộ trưởng và các cơ quan thực thi pháp luật của 42 nước cũng như việc giải quyết những vấn đề trọng tâm của Tiến trình.

Văn phòng Trợ giúp Khu vực của Tiến trình Bali (RSO):

Văn phòng Trợ giúp Khu vực được thành lập để tạo thuận lợi cho việc đưa Cơ chế Hợp tác Khu vực (Regional Cooperation Framework - RCF) vào hoạt động nhằm giảm di cư trái phép tại châu Á và khu vực Thái Bình Dương. RSO cũng nhằm trợ giúp và tăng cường hợp tác thiết thực về bảo vệ người tị nạn và di cư quốc tế, bao gồm cả buôn bán người và đưa người trái phép, và những hợp phần khác của quản lý di cư trong khu vực.

Mục tiêu:

Mục tiêu của dự án là nhằm cung cấp một cơ chế trợ giúp khu vực để giúp việc hồi hương tự nguyện, an toàn và có phẩm cách cho người di cư trái phép, người tị nạn bị từ chối, cũng như những người mà Hồ sơ Xác định Qui chế Tị nạn (RSD) đã chính thức bị đóng phù hợp với các thủ tục đã được thiết lập của quốc gia hoặc của UNHCR. Sự trợ giúp này cũng dành cho những người bị chặn giữ khi quá cảnh hoặc những người mà không có bất cứ cơ chế nào khác để giúp việc hồi hương tự nguyện của họ. Dự án sẽ giúp đỡ các cá thể hoặc các nhóm người hiện tại ở một trong các Quốc gia thành viên của Tiến trình Ba-li trong thời điểm nộp đơn xin trợ giúp. Tại nơi không có nguồn kinh phí thay thế thuộc chương trình hồi hương tự nguyện của UNHCR, dự án có thể giúp đỡ hồi hương những người xin tị nạn và người tị nạn mong muốn tự nguyện trở về nước gốc của họ trên cơ sở quyết định đã được thông tin đầy đủ và phù hợp với các nguyên tắc và thủ tục đã được thiết lập của UNHCR.

Phạm vi:

Dự án cung cấp cho những người tham gia thích hợp: tư vấn trước khởi hành và thông tin, giúp đỡ tại sân bay đi và kiểm tra sức khỏe, vận chuyển, đón tiếp khi về, và trợ cấp tái hòa nhập. Dự án không dành cho người di cư đang thụ án cũng như những kẻ đưa người trái phép và buôn bán người. Dự án cũng không có ý định giúp đỡ những người đủ tư cách để thụ hưởng sự trợ giúp của dự án AVRR khác. Nếu một người đã thụ hưởng lợi ích của dự án này rồi thì sẽ không được phép đăng ký lại.

Thủ tục lựa chon:

Sự tham gia của người di cư và dự án AVRR này là tuyệt đối tự nguyện.

Người di cư có thể đủ tư cách để được trợ giúp hồi hương và tái hòa nhập nếu là một trong những trường hợp sau:

  • Người di cư trong tình trạng cư trú trái phép, bao gồm: nạn nhân của buôn người không có vị thế pháp lý tại nước cư trú, người bị đưa trái phép, người mà hồ sơ xin tị nạn đã chính thức bị đóng phù hợp với các thủ tục đã được thiết lập của quốc gia hoặc của UNHCR;
  • Người di cư bị chặn giữ bởi các nhà chức trách khi đang tìm cách quá cảnh trái phép để đến nơi khác và cũng chưa đăng ký cũng như chưa từng nộp đơn xin tị nạn với UNHCR hoặc các nhà chức trách quốc gia và cũng chưa yêu cầu quyền được bảo vệ, và này mong muốn tự nguyện hồi hương về nước gốc của mình;
  • Người di cư mà Đơn xin tị nạn của họ bị từ chối – Người di cư đã nhận được quyết định từ chối dứt khoát về việc yêu cầu được bảo vệ quốc tế;
  • Người di cư là người xin tị nạn – Người di cư đã nộp đơn xin qui chế tị nạn nhưng chưa được đánh giá dứt khoát và nay quyết định tự nguyện hồi hương về nước gốc phù hợp với những nguyên tắc và thủ tục đã được thiết lập của UNHCR;
  • Người di cư là người tị nạn – Người di cư được công nhận là người cần sự bảo vệ quốc tế trên cơ sở thủ tục công bằng và toàn diện nay mong muốn tự nguyện hồi hương về nước gốc phù hợp với những nguyên tắc và thủ tục đã được thiết lập của UNHCR.

Người di cư sẽ không đủ tư cách để tham gia nếu là một trong những trường hợp sau:

  • Người đang thụ án trong tù;
  • Kẻ đưa người trái phép hoặc buôn người;
  • Người di cư đủ tư cách để nhận trợ giúp từ dự án AVRR khác hoặc chương trình của UNHCR dành cho hồi hương tự nguyện người tị nạn thuộc quốc gia thành viên Tiến trình Ba-li;
  • Người đã thụ hưởng lợi ích từ dự án AVRR này.

Trợ giúp được cung cấp:

IOM có thể giúp đỡ người hồi hương tại mọi giai đoạn của cả quá trình, từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc. Sự giúp đỡ này bao gồm từ thủ tục làm đơn và thông tin về chương trình, giúp có được giấy thông hành thích hợp và thu xếp chuyến bay quốc tế. Các đại diện của IOM cũng đồng thời cung cấp trợ giúp tại sân bay, gặp gỡ người hồi hương tại sân bay đi, giúp đỡ tại nơi quá cảnh nếu có yêu cầu, đón tiếp tại sân bay đến và vận chuyển đến địa điểm cuối cùng. Trợ giúp tái hòa nhập được cung cấp dưới dạng trợ cấp bằng tiền mặt. Số tiến này phụ thuộc vào quốc tịch của người thụ hưởng và bất cứ nơi nào có thể, sẽ được trao cho người thụ hưởng tại nước gốc của họ ngay khi nhập cảnh.

(Trích nguồn: http://lanhsuvietnam.gov.vn)

Các bài viết khác

BACK TO TOP