Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự do Cục lãnh sự Bộ ngoại giao quy định. Quý khách có thể tự làm Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hoặc liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho quý khách một cách nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất. Đến với chúng tôi quý khách sẽ thực sự cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên công ty.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Mục lục:

1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự?
3. Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm;
4. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của Babylonlaw;

a. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Hợp pháp hóa lãnh sự;

b. Babylonlaw sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục xin Hợp pháp hóa lãnh sự cho khách hàng;

5. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.

 

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

 

    Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

 

Cơ quan nào của Việt Nam có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự?

 

  Các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam bao gồm:

 

- Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (gọi tắt là Cục Lãnh sự);
- Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (Sở Ngoại vụ);
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam ( gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

1. Phiếu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự (theo mẫu)
2. Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có);
3. Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên;
4. Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân dân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).

Lưu ý: Trong một số trường hợp cần thiết, giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt hoặc một tiếng nước ngoài thông dụng khác mà viên chức có thẩm quyền của Việt Nam hiểu được. Bản dịch đó phải được công chứng (công chứng ở đây được hiểu là việc Cơ quan công chứng địa phương hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật).

Các bài viết khác

BACK TO TOP